Liên minh an ninh Mỹ - Nhật: mạnh mẽ hơn
12 Tháng Mười 2014 6:47 SA GMT+7
Liên minh an ninh Mỹ - Nhật ngày nay mang “một tầm nhìn chiến lược mới, mạnh mẽ hơn, trong một bối cảnh khu vực phức tạp hơn”.
Tàu cá Trung Quốc (giữa) bị hai tàu tuần duyên của Nhật vây ép tại đảo Uotsuri  thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang quản lý - Ảnh: AFP
Tàu cá Trung Quốc (giữa) bị hai tàu tuần duyên của Nhật vây ép tại đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang quản lý - Ảnh: AFP

Bản “Báo cáo tạm về việc sửa đổi các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật” (gọi tắt là báo cáo) truyền thông vừa loan tin là kết quả cuộc họp tham vấn “2+2 an ninh Mỹ - Nhật” giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Nhật tại Tokyo ngày 03/10. 

Theo báo cáo, việc “sửa đổi nhằm mục đích thiết lập một tầm nhìn chiến lược mới cho một liên minh mạnh mẽ hơn, trong một bối cảnh khu vực phức tạp hơn và trong một thế giới chuyển động hơn”.

Rõ ràng “bối cảnh khu vực phức tạp” hơn cách đây 17 năm so với hiệp định trước đó. Thời đó, chỉ cần hai nhóm tàu sân bay Mỹ kéo tới cũng đủ để làm tịt ngòi cơn mưa tên lửa “dằn mặt” Đài Loan.

Nay, máy bay hay tàu bè Nhật, Mỹ bị áp sát thách thức trên vùng trời và biển quốc tế.

Đó là lý do báo cáo nhấn mạnh đến nhu cầu của “một tầm nhìn chiến lược mới cho một liên minh mạnh mẽ hơn, trong một bối cảnh khu vực phức tạp hơn” và “tiến hành những biện pháp nhằm phòng ngừa một cách liên tục sự suy thoái an ninh của Nhật Bản”.

Những “biện pháp phòng ngừa” đó bao gồm những gì và có phạm vi địa lý đến đâu?

Thoạt nghe có vẻ rất rộng rãi: “toàn cầu”, thậm chí cả “trên không gian” và “trong không gian mạng”. Song nhìn gần là “nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản” và mở rộng ra cả “châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng”.

Tính từ “thịnh vượng” ở đây hàm ý đang có những hoạt động gây rối sự phát triển thịnh vượng của các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Ai gây rối sự thịnh vượng đó và bằng cách nào? Từ mấy năm nay, báo chí quốc tế không ngớt lên tiếng về việc ngày càng nổ ra những “tình huống màu xám” - tức những sự cố quân sự nhưng lại không thể gọi là hành động xâm lược, cho dù hậu quả vẫn là một.

Ví dụ như việc ngư dân Trung Quốc “nuốt” dải đá ngầm đang trong tay ngư dân Philippines năm 2012, hoặc gần đây nhất là vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Động thủ trước “biển người” ngư dân hay giàn khoan đặt trái phép thì rơi vào cảnh can qua, còn khoanh tay thì bị “chiếm ngụ” ngay tức khắc!

Giúp “châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng” bằng cách nào? Báo cáo nêu rõ:

“Sẽ chi tiết hóa việc hợp tác giữa hai chính phủ trong những tình huống liên quan đến một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật, và trong trường hợp của một cuộc tấn công vũ trang chống lại một nước có quan hệ chặt chẽ với Nhật...”.

Nếu như cho đến nay các đồng minh cố hữu song phương của Mỹ sẽ được Mỹ bảo vệ, thì nay các đồng minh và đối tác của Nhật sẽ nằm trong sự bảo vệ chung mà không nhất thiết phải là đồng minh của Mỹ.

Tất nhiên chỉ khi nào chính nước “khổ chủ” yêu cầu, như nhắc nhở của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.

Đây là một sửa đổi then chốt, tiếp nối sửa đổi vào tháng 7 về việc vận dụng “quyền phòng vệ tập thể”.

Tất nhiên, không có nghĩa là Mỹ và Nhật nay có thể động binh trước mọi tình huống. Báo cáo nêu rõ “tất cả hành động của Mỹ và Nhật Bản sẽ phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc giải quyết hòa bình các tranh chấp và bình đẳng chủ quyền và các điều ước quốc tế có liên quan như Hiến chương của Liên Hiệp Quốc”.

Tức vẫn giải quyết trước hết bằng các biện pháp hòa bình theo tinh thần của các nhà nước thế kỷ 21 văn minh và không muốn bị nhầm lẫn xem thái độ “văn minh” với sự “co vòi rút đuôi” như mỗi khi bị máy bay hay tàu bè Trung Quốc quấy rối.

69 năm sau một cuộc phiêu lưu quân sự điên rồ, đẫm máu và bị nguyền rủa cho đến ngày nay, Nhật nay “đường hoàng” trở lại trong vai trò “đồng minh” và “đối tác” các nước châu Á - Thái Bình Dương, như có thể thấy nêu rõ trong báo cáo:

“Để cho hợp tác song phương này hiệu quả hơn, hai chính phủ sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng ba bên và nhiều bên với các đồng minh và đối tác khu vực”.

Tái thiết, khôi phục và phát triển kinh tế cùng năng lực quốc phòng là một quá trình bình thường đối với mọi nước. Vấn đề là làm gì với sự phát triển đó.

Tiếc rằng trong khi Nhật đã tiếp thu tốt bài học lịch sử thì vẫn có nước lặp lại những sai lầm trong lịch sử để nuôi mộng “độc cô cầu bại”!

 

DANH ĐỨC

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.