Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Đua nhau tranh hùng trên biển
11 Tháng Mười 2014 6:54 SA GMT+7
Giới quân sự coi cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex 15 (từ 29-9 đến 10-10) là động thái Mỹ muốn can thiệp ngày càng sâu hơn vào vấn đề Biển Đông. Theo giới truyền thông, cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex 15 (từ 29/09 đến 10/10) ở đảo Palawan và đảo Luzon với sự tham dự của 1.200 binh sĩ Philippines và 3.500 lính Mỹ để tăng cường năng lực tác chiến liên hợp và đổ bộ nhằm đối phó với Trung Quốc.

Trước đó (từ 25/09), Hải quân Philippines và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã diễn tập ở vùng biển tỉnh Palawan, phía tây nam Philippines. Theo người phát ngôn lực lượng vũ trang Philippines, cuộc diễn tập này không có liên quan đến tranh chấp Biển Đông bởi lấy huấn luyện làm mục đích. Trong khi Manila huy động tàu chỉ huy BRP Ramon Alcaraz, thì Tokyo điều tàu khu trục Hatakaze tham gia cuộc diễn tập và việc 2 tàu chiến này đi qua Biển Đông chỉ là một sự trùng hợp.

Liên tiếp tập trận

Ngày 07/10, Australia, Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc diễn tập trên bộ mang tên Kowari 14 tại Darwin, Australia (kéo dài tới 25/10). Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston coi cuộc diễn tập Kowari 14 (lần đầu tiên về loại hình này) là mốc lịch sử trong hợp tác quốc phòng Australia - Mỹ - Trung. Trước đó (04/10), Hải quân Australia và Singapore đã hoàn tất 5 ngày tập trận chung tại Biển Đông. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa triển khai khu trục hạm đời mới nhất xuống Biển Đông để tham gia cuộc tập trận gồm hải, lục và không quân. Trong khi đó, Nhật Bản và Australia nhất trí phối hợp để ký hiệp ước tạo điều kiện tổ chức các cuộc tập trận chung và hợp tác giữa lực lượng quốc phòng 2 nước. Quyết định này được Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Tony Abbott thống nhất tại cuộc gặp bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tập đoàn Truyền thông News Corp cho biết, Australia sẽ mua 10 tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản sản xuất, trị giá khoảng 18,72 tỉ USD, để thay thế số tàu ngầm lớp Collins.

Ngày 05/10, quân đội Mỹ và Philippines đã diễn tập đổ bộ liên hợp dưới sự hỗ trợ của tàu đổ bộ USS Germantown ở một căn cứ hải quân Philippines trên đảo Luzon, cách bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham gần 220km. Với tư cách quan sát viên, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp Phiblex 15 do Mỹ và Philippines tổ chức. Đây là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự chiến đấu thực tế của quân đội Philippines và Tokyo sẽ tăng cường hợp tác với các nước Châu Á - Thái Bình Dương đối phó với Trung Quốc đang tìm cách độc bá Biển Đông và biển Hoa Đông.

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Đua nhau tranh hùng trên biển

Lori Robinson (phải) khi còn là tướng 3 sao năm 2013

Giới chuyên môn khá quan tâm tới nhận định của Tướng Herbert Hawk Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Á khi ông cho rằng, kể từ khi có tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc đã gia tăng tập trận xa bờ và tỏ ra hung hăng hơn khi tuần tra ở những vùng biển tranh chấp trong khu vực. Ngày 06/10, tờ Financial Times (Ấn Độ) cho biết, Tướng Herbert Hawk Carlisle (sẽ nhậm chức Tư lệnh Không quân tại Virginia, Mỹ từ tháng 11) cảnh báo, hải quân và không quân Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn ở vùng biển và không phận quốc tế tại châu Á. Và Mỹ đang theo dõi sát những động thái này.

Tờ Nihon Keizai Shimbun từng khuyến cáo, Trung Quốc đang tìm cách cải thiện mối quan hệ căng thẳng - chuyển từ “ngoại giao bắt tay” sang “ngoại giao mỉm cười” với các quốc gia láng giềng trước khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới. Bởi Trung Quốc đã thử nghiệm và nếm trải tính nghiêm trọng đối với mình sau khi Mỹ “xoay trục” tới Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng với những gì đang diễn ra, vấn đề này sẽ khó thực thi, nhất là khi Trung Quốc quyết không từ bỏ tham vọng “đường lưỡi bò”, cũng như mưu đồ độc bá biển Hoa Đông và Biển Đông.

Ngày 29/09, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tái khẳng định mong muốn gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình để cải thiện quan hệ song phương. Phát biểu tại cuộc họp báo ở New York, Mỹ, ông Shinzo Abe cho biết, muốn hội đàm với ông Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn APEC sẽ diễn ra trong tháng 11 tại Bắc Kinh. Còn bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se để trao đổi thẳng thắn về các vấn đề cùng quan tâm.

Theo giới truyền thông, từ tháng 7, Thủ tướng Nhật Bản đã nhiều lần kêu gọi hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc và theo giới truyền thông, ngày 07/10, bà Lý Tiểu Lâm, con gái út của cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm đã tới Nhật Bản gặp Thủ tướng Shizno Abe, chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Trung - Nhật bên lề Diễn đàn APEC. Trước khi rời Nhật Bản, bà Lý Tiểu Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc đã hội đàm với Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga.

Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật

Ngày 03/10, 3 tàu hải cảnh Trung Quốc (2113, 2146 và 2350) đã xâm nhập lãnh hải thuộc quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Việc này diễn ra sau khi Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước mọi hành động xâm phạm. Đây là lần xâm nhập đầu tiên kể từ 20/09 (lần thứ 24 từ đầu năm 2014) Bắc Kinh đưa tàu xâm nhập sâu vào lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư và Trung Quốc sẽ gia tăng hành động này sau tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work - Washington sẽ ủng hộ Tokyo bằng mọi giá nếu có âm mưu chiếm quần đảo này (theo điều thứ 5 trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật). Ông Robert Work cũng nhấn mạnh, 60% sức mạnh quân sự Mỹ sẽ được bố trí tại Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2020.

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Đua nhau tranh hùng trên biển

Diễn tập đổ bộ Phiblex 15 giữa Mỹ và Philippines

Nhật Bản dự kiến triển khai 2 tàu Taketomi và Nagura để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối tháng 10. Tokyo còn có kế hoạch đóng tổng cộng 10 tàu loại này với kinh phí khoảng 520 triệu USD trong vòng 2 năm tới. Trước đó (04/10), tờ Asahi Shinbun cho biết, Nhật Bản sẽ gia tăng hỗ trợ Mỹ để nhanh chóng tăng cường quân lực đối phó với Trung Quốc. Ngày 03/10, phát biểu trước Ủy ban Ngân sách Quốc hội Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Akinori Eto đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của công tác sửa đổi phương châm hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ nhằm bắt nhịp với những biến đổi hiện nay. Đây là lần đầu tiên Nhật - Mỹ sửa đổi phương châm hợp tác quốc phòng kể từ năm 1997. Ngày 05/10, Nhật - Mỹ đã hoàn tất việc soạn thảo báo cáo hợp tác phòng vệ trung hạn, trong đó xác định Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ bảo đảm an toàn cho cả tàu chiến Mỹ không chỉ trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Theo đó, SDF sẽ bảo vệ tàu chiến Mỹ trong trường hợp đang đối phó với hành vi đe dọa của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng do gặp khó khăn về tài chính, và Nhật Bản có đủ năng lực gánh vác trọng trách gìn giữ an ninh tại khu vực Đông Á. Ngày 04/10, tờ Nikkei cho rằng, Nhật Bản đang nâng cấp năng lực tác chiến của tàu ngầm để đối phó với loại tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc. Bởi Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ nâng cấp hệ thống sóng âm của tàu ngầm, đồng thời chia sẻ dữ liệu với máy bay săn ngầm để thuận lợi cho việc dò tìm vị trí và quỹ đạo của tàu ngầm đối phương. Được biết, Tokyo sẽ nghiên cứu chế tạo 80 máy bay săn ngầm (trong năm 2015 và hoàn tất vào năm 2020) để phục vụ kế hoạch kể trên.

Dư luận và giới chuyên môn đặc biệt chú ý tới sự xuất hiện (lần đầu tiên) của bà Lori Robinson, nữ tướng 4 sao không quân Mỹ khi chỉ huy toàn bộ lực lượng không quân của Mỹ tại Thái Bình Dương (từ tháng 10/2014). Bởi khu vực bà Lori Robinson đảm trách liên quan đến ít nhất là 8 đối tác an ninh quan trọng của Mỹ, cũng như 1 số nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… (khoảng 36 quốc gia, nơi có 3,5 tỉ người đang sinh sống).

Theo tờ Washington Free Beacon (Mỹ), hạ tuần tháng 9, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử tên lửa DF-31B, một biến thế mới của tên lửa đạn đạo liên lục địa di động Đông Phong 31 (DF-31) và đây được coi là động thái nhằm phô trương năng lực răn đe hạt nhân của Bắc Kinh. Sau đó, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng vừa đưa tin, quân đội nước này công bố thông tin chi tiết về 2 loại tên lửa hành trình chống tàu mới là C-602 và C-802A, được cho là có thể đánh chìm tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy trưởng các chiến dịch hải quân Mỹ từng cảnh báo, trong các cuộc xung đột tương lai, tên lửa Trung Quốc sẽ là mối đe dọa nguy hiểm nhất. Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Cynthia Smith cho biết, Washington đang tiếp tục theo dõi việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, bao gồm các cuộc thử nghiệm tên lửa của nước này.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu ở Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã đề cập tới sự cần thiết của “hệ thống chỉ huy thông suốt” và kêu gọi các chỉ huy chiến trường “đảm bảo mọi quyết định từ ban lãnh đạo trung ương phải được thực hiện đầy đủ”. Với tư cách Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình cho rằng, hình thức của chiếc tranh đã thay đổi, do đó cách thức tổ chức quân đội cũng phải thay đổi theo. Theo đó, quân đội Trung Quốc sẽ mở rộng quy mô của lực lượng đặc biệt nhằm thích nghi với những cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai, cùng với cải tổ và hiện đại hóa quân đội. 7 tháng trước (tháng 03/2014), Thủ tướng Lý Khắc Cường từng tuyên bố, Bắc Kinh sẽ nỗ lực để trở thành một cường quốc biển và điều này cho thấy, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp với các quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải tại biển Hoa Đông và Biển Đông.

 

Hồng Thất Công

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.