Máy trưởng tàu Sunrise 689 kể lại phút đối mặt cướp biển
11 Tháng Mười 2014 9:20 CH GMT+7
Chiều 11/10, ông Lương Đại Thành, máy trưởng tàu Sunrise 689 được đưa đến Bệnh viện Lê Lợi (TP Vũng Tàu) để sơ cứu vết thương sau 8 ngày lên đênh trên biển. Ông Thành đã kể lại những giờ phút đối mặt với bọn cướp biển.

Ông Lương Đại Thành được sơ cứu tại Bệnh viện Lê Lợi (TP Vũng Tàu).

Ông Thành nhới lại, khoảng 4h ngày 02/10, ông Thành nghe tiếng động lạ nên chạy ra ngoài cửa gặp 2 thuyền viên đang đánh răng và hỏi: “Có nghe tiếng gì ko?”. Hai thuyền viên trả lời: “không”. Vừa dứt lời, 3 đối tượng xuất hiện và trượt từ cầu thang xuống. Trên tay, bọn chúng cầm dao và trang bị súng.

Theo phản xạ, ông Thành bỏ chạy vào bên trong, đóng cửa và chốt khóa. Trong lúc đang tìm đồ để chống trả thì bên ngoài, các đối tượng đập phá khiến cánh cửa có nguy cơ bị bung ra. Quan sát trong phòng không có một vật dụng để có thể chống đỡ được bọn cướp, ông Thành nghĩ: “Trước sau gì thì bọn chúng vào được bên trong cũng chém chết”.

Người máy trưởng đã trèo qua cửa sổ để chui ra bên ngoài tìm đường thoát thân. Trong lúc hoảng loạn và trèo ra, ông Thành bị rơi từ tầng 2 xuống tầng 3 khiến chân trái bị thương nặng và nằm luôn tại chỗ. Theo phản xạ, ông Thành lếch về phía trước khoảng 2 mét và nằm nấp vào một tấm bạt. Nhờ trời tối nên ông Thành nép vào đó. Bọn cướp biển tưởng ông Thành đã chết và không đuổi theo truy sát.

Các đối tượng đi từng phòng, khống chế các thuyền viên còn lại. Đến hơn 7h sáng cùng ngày, băng cướp biển đi lòng vòng bên ngoài và phát hiện ông Thành nằm trong góc tàu, dưới bạt. Người máy trưởng liền ra hiệu cho các đối tượng ý muốn nói: “Tôi đã bị gãy chân rồi…”. Ban đầu, bọn chúng trùm đầu bằng, bịt mặt bằng mũ len. Sau 2 ngày, bọn chúng bỏ hẳn mũ ra và như không sợ bị lộ mặt nữa.

Khi bọn chúng phát hiện và đưa ông Thành vào phòng. Lúc này, ông Thành thấy các anh em thuyền viên bị nhốt trong phòng nhỏ khoảng 10 mét vuông. Các cửa sổ của phòng đều bị băng cướp biển đóng kín. Toàn bộ thuyền viên rất khó chịu, ngột ngạt và hoảng loạn.

Các đối tượng ra hiệu cho các thuyền viên còn lại đưa ông Thành vào trong phòng. Quá trình bọn chúng nhốt toàn bộ anh em thuyền viên 6 ngày trong phòng, có 3 đến 4 tên canh cửa. Ông Thành nói: “Ngày đầu, bọn chúng không cho ăn gì cả”.

Bên trong buồng lái, hệ thống liên lạc bị phá hủy.

Ngày thứ hai, hai đối tượng áp tải anh đầu bếp đi nấu đồ ăn vào buổi chiều. Những ngày sau, chúng áp tải 6 người một lần xuống bếp ăn cơm trong phòng. Cứ như thế, 6 ngày dần trôi qua trong nỗi sợ hãi của các thuyền viên.

Bọn chúng đe dọa, thuyền viên nào manh động sẽ sẵn sàng giết chết không tha. Trong tay, băng cướp biển cầm súng và con dao dài 60 phân để khống chế các thuyền viên. Ông Thành bị thương nên chỉ nằm một chỗ và không biết mặt hết các tên cướp biển hay số lượng bao nhiêu. Ông Thành ước chừng, ngoài buồng lái và khoang máy… không dưới 10 tên đứng canh chừng.

Bọn cướp trao đổi với thuyền trưởng bằng tiếng Anh và nói chuyện với nhau bằng tiếng Malaysia hay tiếng Indonesia. Ông Thành đoán: “Nhiều khả năng các đối tượng nói tiếng Indonesia”.

Đi biển đã hơn 30 năm, ông Thành khẳng định chưa từng gặp cướp biển bao giờ. Bọn chúng quá hung hãn nên các thành viên trên tàu quá hoảng sợ. Bản thân ông Thành sợ nến nỗi trèo qua cửa sổ để thoát thân và tự dẫn đến tai nạn gãy chân.

“Địa điểm tàu bị tấn công không quá xa Singapore, chỉ mới chạy được vài tiếng thôi. Tôi nghĩ bọn chúng đã mở rộng địa điểm ra giáp với Singapore chứ không đơn thuần là eo biển Malacca”, người máy trưởng xác nhận.

Nằm trên giường bệnh, ông Thành đánh giá: “Biển cả thì rất bao la, bọn chúng không khác gì những người trong bóng tối, đi trên tàu cá giả dạng để ẩn nấp trên đó, rình rập và hành động”.

Hưng Long

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.