Thiếu đồng thuận, EU vẫn trừng phạt Nga?
22 Tháng Ba 2015 7:52 SA GMT+7
Sự thiếu đồng thuận trong Liên minh châu Âu (EU) về việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga nhiều khả năng sẽ không khiến tình hình thay đổi bởi tiếng nói ủng hộ Nga từ một số nước đơn lẻ là không đáng kể so với lập trường ngoại giao chính thức của EU.

Ngày 16/03 đánh dấu một năm kể từ ngày Crimea bỏ phiểu sáp nhập vào Nga khiến quan hệ giữa Moskva và phương Tây gần như đóng băng lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

EU và Mỹ đã áp nhiều lệnh cấm vận đối với một số nhân vật và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Nga. Đáp trả lại, Moskva cũng cho dừng xuất khẩu lương thực sang các nước ra đòn trừng phạt trên.

Cuối tuần trước, Hội đồng châu Âu lại tăng thời hạn trừng phạt các quan chức Nga cùng lãnh đạo Nhà nước tự xưng Donetsk và Luhansk thuộc miền Đông Ukraine tới ngày 15/09/2015. Hàng chục tổ chức và hơn 150 cá nhân nằm trong danh sách trên.

Việc tung thêm đòn trừng phạt đối với Nga sẽ tiếp tục được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 19 và 20/03. Nhiều khả năng ý định này sẽ bị lùi lại tới tháng 7 do thiếu sự đồng thuận giữa các thành viên trong khối.

Ý kiến trái chiều

Tuần trước, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã phát biểu về sự thiếu thống nhất trong EU khi bàn tới các lệnh trừng phạt chống lại Nga: “Để đi đến đồng thuận là rất khó bởi các nước thành viên đều đã thể hiện rõ rằng họ có quan điểm cũng như mối quan tâm, lợi ích khác nhau. Đó là điều không phải nghi ngờ. Một chính sách chung cho 28 quốc gia sẽ không tồn tại. Chúng tôi có 28 chính sách ngoại giao khác nhau”.

Cộng hòa Séc cũng đứng về phía Nga trong vấn đề này. Vào đầu tháng 3, Tổng thống Milos Zeman cho rằng không hề có lý do nào để thắt chặt thêm trừng phạt đối với Nga, trong khi mà thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine vẫn đang được tuân thủ.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh thông tấn Sputnik (Nga), Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias bày tỏ rằng đất nước ông tin rằng cấm vận kinh tế sẽ không đem lại hiệu quả trong việc gây sức ép lên quốc gia khác để buộc họ thay đổi lập trường chính trị.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban thì nhắc đến sự cần thiết và quan trọng của mối quan hệ tốt giữa EU với Nga, và Hungary rất mong muốn tìm ra giải pháp hữu dụng cho vấn đề này.

Nhiều quốc gia khác cũng tỏ ra hoài nghi đối với biện pháp gia tăng trừng phạt như Áo, đảo Síp, Italia, Tây Ban Nha và Slovakia.

Quan chức nhiều nước khác nhau, trong đó có cả Vương quốc Anh và Đan Mạch đều cho rằng lệnh cấm vận cần được nới lỏng khi thỏa thuận Minsk được tuân thủ.

Trong khi đó, mặc cho những lợi ích to lớn từ thương mại đối với Nga, các quốc gia vùng Baltic lại lên tiếng ủng hộ thắt chặt trừng phạt. Ngày 12/03, Ngoại trưởng Lithuani Linas Linkevicius kêu gọi EU cần đoàn kết để trừng phạt Nga.

Ảnh hưởng từ Mỹ

Washington vẫn là thành phần cổ vũ chính trong việc ủng hộ trừng phạt Nga. Vào tháng 2, Bộ Ngoại giao nước này đã chỉ trích chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Síp (đảo Síp) Nikos Anastasiades tới Moskva. Có lẽ sự bất mãn của Mỹ bắt nguồn từ việc họ tin rằng Chính phủ của ông Putin cần bị 28 nước EU cùng các thành viên NATO cô lập.

Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Âu và Âu Á, Victoria Nuland cho biết vào đầu tháng 3, Washington sẽ có cuộc hội đàm với Hy Lạp, Hungary và đảo Síp - 3 nước đi đầu chống gia tăng trừng phạt lên Nga.

Trợ lý giáo sư về lý luận chính trị tại Đại học MGIMO, ông Kirill Kortysh nói với Hãng thông tấn RIA Novosti rằng EU trừng phạt Nga là bởi sức ép từ phía Hoa Kỳ.

“Hiện nay không có điều kiện nào cho việc giảm nhẹ lệnh cấm vận. Hoa Kỳ đang gia tăng áp lực mạnh mẽ lên châu Âu. Cuộc chiến trừng phạt lẫn nhau này sẽ gây ra những tổn thất lớn cho EU. Thật khó để nói rằng Berlin độc lập trong khi vẫn có hàng ngàn binh lính Mỹ đồn trú tại đây,” Kortysh cho hay.

Tương lai xa

“Tôi không tin tưởng vào việc các lệnh cấm vận sẽ được nới lỏng, ngay cả khi Italia, Hungary, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Slovakia đều đồng tình với nó. Lập trường của các nước “nặng ký” đều rất vững chắc, như Ba Lan, các nước Baltic, đảo Anh đều có quan điểm rất tiêu cực,” ông Lyudmila Babynina, Chủ tịch bộ phận Hội nhập chính trị của EU tại Viện Nga về châu Âu, nói với RIA Novosti.

Rất nhiều quốc gia cho rằng việc thực hiện thỏa thuận Minsk là điều kiện để nới lỏng, thậm chí gỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Thỏa thuận này được ký vào ngày 12/02, giữa lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Theo đó, quân đội Kiev và phe ly khai tại miền Đông Ukraine sẽ ngừng giao chiến bắt đầu từ ngày 15/02, đồng thời rút các vũ khí hạng nặng, sửa đổi hiến pháp và trao đổi tù nhân.

Hà My (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.