'Bí kíp' vô hiệu hóa máy bay không người lái
17 Tháng Tám 2021 8:40 CH GMT+7
Dưới đây là một số phương pháp được nhiều nước sử dụng để đối phó với máy bay không người lái.

Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ giúp máy bay không người lái (UAV) ngày càng hiện đại và đa năng hơn, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong chiến tranh hiện đại. Vậy, làm thế nào để giảm thiểu hiệu quả hay vô hiệu hóa loại thiết bị này?

'Bí kíp' vô hiệu hóa máy bay không người lái

UAV MQ-9 Reaper. Ảnh: AP

Gây nhiễu bằng điện tử

Máy bay không người lái về cơ bản là một phương tiện điện tử. Do chủng loại và số lượng thiết bị điện tử trên máy bay lớn, mối liên hệ giữa chúng với bên ngoài tương đối rộng, vì thế khả năng chống nhiễu không cao.

Những thiết bị cảm biến điện tử trên UAV thường phức tạp và trong môi trường điện tử dễ bị vô hiệu hóa dẫn đến “mù, điếc” hoặc không nhạy như thiết kế ban đầu. Khi bị gây nhiễu điện tử mạnh, các thiết bị này có thể không nhận được tín hiệu chỉ huy, bị “chết”, số liệu truyền ra từ phần mềm điều khiển bay bị sai lệch dẫn đến mất phương hướng.

Khi thực hiện gây nhiễu điện tử UAV, lực lượng gây nhiễu thường sử dụng phương pháp gây nhiễu tổng hợp, kết hợp nhiều thủ đoạn, phương pháp kỹ chiến thuật, gây nhiễu liên tục với cường độ mạnh, đa dải tần, nhiều công suất khác nhau để không cho máy bay có cơ hội nghỉ và ổn định, từ đó dẫn đến mất tác dụng.

Quân đội Nam Tư đã tiến hành gây nhiễu điện tử mạnh làm nhiều UAV của Mỹ bị mất tác dụng, thậm chí mất điều khiển, bay không định hướng cho đến khi hết nhiên liệu và rơi xuống đất.

Sử dụng mạng máy tính

UAV, về cơ bản là một loại “máy tính”. Các hệ thống điều khiển bay, định vị dẫn đường, thông tin liên lạc, truyền dữ liệu… đều được kiểm soát thông qua trung tâm chỉ huy dưới mặt đất, qua vệ tinh, qua thiết bị mạng máy tính trên máy bay. Vì thế, khi “bộ óc” bị phá hủy thì máy bay sẽ không còn tác dụng.

Theo các chuyên gia, có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính của UAV làm máy chủ bị nhiễm virus. Tiếp đó, sử dụng loại virus này để kiểm soát, phát lệnh giả cho UAV đang bay trên không, điều khiển chúng bay tới ném bom, bắn tên lửa vào chính quân nhà, thậm chí tiến hành “bắt cóc” - tức buộc chúng bay đến hạ cánh xuống lãnh thổ đối phương.

Các chuyên gia phần mềm máy tính cũng kết luận, phương pháp dùng mạng tiến công phần mềm để phá hủy hoặc điều khiển UAV của đối phương theo ý đồ định sẵn là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay của các chuyên gia máy tính giỏi, là biện pháp kỹ chiến thuật quan trọng mà phía phòng thủ có thể lựa chọn.

Chỉ cần tìm được lỗ hổng của mạng vô tuyến, lợi dụng các biện pháp đột phá để đưa virus vào hệ thống máy tính, hệ thống điện tử của UAV là có thể thực hiện được mục tiêu vô hiệu hóa nó.

Sử dụng vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt

Một số nước đang tích cực nghiên cứu phát triển hệ thống thăm dò tiên tiến, hệ thống đối kháng điện tử và đặc biệt là nghiên cứu việc sử dụng vũ khí laser năng lượng cao, vũ khí vi-ba, vũ khí xạ tần radar để đối phó với UAV.

Đây đều là các loại vũ khí có tốc độ ánh sáng, có thể đạt 300.000 km/giây, nên mục tiêu bị phát hiện đang ở trong cự ly tác dụng của vũ khí thì rất khó thoát. Loại vũ khí này có khả năng sát thương cả “cứng và mềm”, vừa có thể phá hủy phần mềm (thiết bị điện tử, máy tính…) vừa có thể phá hủy, đốt cháy toàn bộ mục tiêu.

Ngoài tốc độ cao, các loại vũ khí này còn có thể sử dụng nhiều lần. Phạm vi tác dụng cũng tăng lên cùng với việc nâng cao công suất phóng, khu vực tiến công khoảng từ vài ngàn mét đến vài trăm ngàn mét. Khi phóng sóng điện từ năng lượng cao trong phạm vi gần thì có thể tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức, còn nếu cự li đến UAV tương đối xa cũng có tác dụng phá hoại các chi tiết và gây nhiễu mục tiêu.

Hiện nay vũ khí laser năng lượng cao, vũ khí xung điện từ còn một số nhược điểm như thể tích lớn, năng lượng tiêu hao cao, tính cơ động kém. Tuy nhiên, các loại vũ khí này sẽ được nghiên cứu thiết kế để nâng cao tác dụng, giảm trọng lượng, giảm tiêu hao năng lượng và sẽ là loại vũ khí có vai trò chủ chốt trong tiêu diệt UAV và các loại phương tiện bay khác.

Dùng chiến cơ truy kích tiêu diệt

Hiện nay đa số UAV, nhất là loại dùng cho nhiệm vụ trinh sát có tốc độ bay thấp, được kiểm soát hành trình và điều khiển từ xa, đường bay tương đối cố định, thường không tự chủ trong cơ động, vì vậy dùng máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tiêm kích để truy kích thì tỉ lệ thành công rất cao.

Phạm vi và tốc độ hoạt động của máy bay trực thăng và máy bay tiêm kích thường lớn hơn UAV để đón hướng đánh chặn hiệu quả và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, để tiến công UAV hiệu quả, đòi hỏi phi công lái máy bay trực thăng và máy bay tiêm kích phải có chiến thuật hợp lý, đặc biệt là chiến thuật tác chiến đêm, vì UAV thường trinh sát, tác chiến vào ban đêm để hạn chế tiến công của đối phương.

Sử dụng pháo và tên lửa chiến thuật

Tuy là loại thiết bị tiên tiến, nhưng UAV thường bay ở độ cao vừa phải nên nếu dùng tên lửa đất đối không tầm xa đánh loại mục tiêu này sẽ không thích hợp và lãng phí. Do vậy, có thể sử dụng tên lửa phòng không tầm thấp bố trí trên xe kéo, tên lửa vác vai, pháo phòng không cỡ nhỏ làm hỏa lực chủ yếu để tiến công tiêu diệt.

Tốp mục tiêu UAV hỗn hợp có số lượng nhiều và có độ cao, tốc độ khác nhau. Căn cứ vào các yếu tố như tầm phóng, độ cao, tốc độ phóng, mật độ tiến công, xác xuất tiêu diệt mục tiêu, khả năng cơ động của các loại vũ khí phòng không… mà bố trí một cách hợp lý, khoa học, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa pháo và tên lửa phòng không, tạo nên một mạng lưới hỏa lực tổng hợp, khép kín, liên tục giữa tầm trung, tầm thấp và tầm gần để nâng cao hiệu quả tác chiến.

Khi cần thiết có thể sử dụng hỏa lực hỗn hợp, cùng lúc tiến công vào một hoặc một số mục tiêu. Khi có điều kiện, cần ưu tiên bố trí kết hợp hệ thống tên lửa và pháo phòng không trên xe kéo để phát huy tối đa hiệu quả các yếu tố: theo dõi, dẫn đường, sục sạo, tiến công mục tiêu.

Theo vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.