Trung Quốc lo viễn cảnh "lợi bất cập hại" khi Taliban nắm quyền
18 Tháng Tám 2021 6:42 CH GMT+7
Dân trí - Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc dường như đang lo ngại việc Taliban lên nắm quyền dường như sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn là cơ hội cho Bắc Kinh.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hồi tháng 4 về việc rút toàn bộ quân nhân ra khỏi Afghanistan, giới quan sát đã đưa ra hàng loạt những dự đoán về việc Trung Quốc có thể sẽ tận dụng thời cơ để thế chân vào khoảng trống Mỹ bỏ lại bằng việc gia tăng hiện diện và tầm ảnh hưởng trên "bàn cờ chiến lược" Afghanistan.

Trung Quốc lo viễn cảnh lợi bất cập hại khi Taliban nắm quyền - 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund tại Thiên Tân, Trung Quốc hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc).

Những đồn đoán về kế hoạch của Trung Quốc càng được nhắc đến nhiều hơn sau cuộc gặp cấp cao giữa phái đoàn Taliban và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng trước. Ông Vương khi đó tuyên bố rằng Taliban "đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải và tái thiết trong hòa bình ở Afghanistan".

Tuy nhiên, với Trung Quốc - quốc gia láng giềng của Afghanistan đang đổ các khoản đầu tư lớn ở khu vực - thách thức về mặt an ninh đặt ra bởi sự trở lại của Taliban dường như lớn hơn bất cứ lợi ích chiến lược nào, giới quan sát nhận định.

Andrew Small, chuyên gia tại Quỹ German Marshall (Mỹ), cho biết: "Trung Quốc không có xu hướng nhìn nhận Afghanistan qua lăng kính cơ hội, mà mục tiêu của Bắc Kinh là muốn kiểm soát các mối đe dọa tại nước này".  

Bắc Kinh từ lâu đã cảnh giác về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan, quốc gia chung đường biên giới dài 80 km với khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc dường như cũng hưởng lợi từ chính sự ổn định mà Mỹ mang lại trong suốt 2 thập niên ở khu vực này.

Trong phát biểu nhằm bảo vệ quyết định rút quân khỏi Afghanistan hôm 16/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng ta là Mỹ và Trung Quốc sẽ thích việc Mỹ tiếp tục đổ hàng tỷ USD nguồn lực vào việc duy trì cho Afghanistan ổn định một cách vô thời hạn".

Trung Quốc đặc biệt lo ngại rằng Afghanistan sẽ trở thành căn cứ cho các lực lượng cực đoan có thể làm ảnh hưởng tới an ninh ở Tân Cương. Bắc Kinh nhiều lần cáo buộc phong trào ETIM - được cho có quan hệ với Taliban, đã sử dụng Afghanistan như là căn cứ để đào tạo lực lượng nhằm thực hiện các vụ tấn công ở Tân Cương.

Đây là vấn đề có tính ưu tiên mà Ngoại trưởng Vương Nghị đã nêu ra trong cuộc họp hồi tháng trước. Đáp lại, Taliban đã cam kết rằng, họ sẽ "không bao giờ cho phép bất cứ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để gây ra các kế hoạch gây đe dọa tới an ninh quốc gia Trung Quốc".

Mối lo bất ổn toàn khu vực

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, các rủi ro an ninh mà Trung Quốc đang lo ngại dường như không chỉ thu hẹp trong khu vực biên giới nước này. Trong những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào khu vực Trung Á thông qua sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Tác động lan tỏa của việc Taliban lên nắm quyền đối với các nhóm phiến quân Hồi giáo khác có thể đe dọa các lợi ích kinh tế và chiến lược của Trung Quốc trong khu vực rộng lớn hơn.

Chuyên gia Small cho rằng dù Trung Quốc đang xây dựng quan hệ với Taliban - lực lượng nắm quyền lực ở Afghanistan hiện tại, nhưng Bắc Kinh dường như "luôn không thoải mái với chương trình nghị sự bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ" của nhóm vũ trang này.

"Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng, tác động truyền cảm hứng từ thành công của Taliban ở Afghanistan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các nhóm vũ trang khác trên khắp khu vực, bao gồm cả lực lượng Taliban ở Pakistan", chuyên gia Small nhận định.

Mối đe dọa an ninh này được nhấn mạnh vào tháng trước, khi 9 người Trung Quốc thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết ở Pakistan - một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào công dân Trung Quốc ở nước ngoài trong những năm qua. Phía Islamabad cáo buộc cuộc tấn công do các phần tử Taliban ở Pakistan gây ra.

Sự bất an của Trung Quốc với tình hình tương lai ở Afghanistan dường như được phản ánh bởi các tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này, trong đó chỉ trích Mỹ "vô trách nhiệm" vì đã "rút quân vội vàng".

Hướng tiếp cận của Trung Quốc

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phát đi tín hiệu rằng, họ không có ý định đưa quân vào Afghanistan để lấp đầy lại khoảng trống mà Mỹ bỏ lại, như một số chuyên gia dự đoán.

Trong một bài viết đăng tải hôm 15/8, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, điều phù hợp nhất mà Trung Quốc có thể làm là sơ tán công dân nước này nếu một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn xảy ra, hoặc "đóng góp vào việc tái thiết và phát triển sau chiến tranh, thúc đẩy các dự án trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" khi sự an toàn và ổn định được khôi phục trong đất nước vốn đang bị chiến tranh tàn phá".

Theo giới quan sát, Trung Quốc dường như ý thức được tổn thất nếu vướng vào tình hình an ninh bất ổn ở Afghanistan, quốc gia mà các hãng truyền thông và nhiều chuyên gia gọi bằng cái tên "nấm mồ của các đế chế" - viện dẫn nhiều nước lớn từng không thành công khi can thiệp quân sự vào quốc gia này.   

Thay vì nối gót theo chiến lược 20 năm qua của Mỹ, Trung Quốc được cho sẽ có cách tiếp cận thực dụng hơn với Afghanistan. Thông qua việc công khai cuộc họp với lãnh đạo Taliban hồi tháng trước, Trung Quốc dường như gửi đi thông điệp rằng họ sẵn sàng công nhận và bắt tay với chính phủ của Taliban miễn là điều đó hợp với lợi ích của Bắc Kinh.

Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ hy vọng Taliban có thể "giữ lời hứa" nhằm đảm bảo việc chuyển giao quyền lực trơn tru và "kiềm chế các hoạt động khủng bố và tội phạm".

Sự tự tin trong việc đàm phán với Taliban của Trung Quốc thể hiện ngay trên thực địa ở Kabul. Trong khi Mỹ và đồng minh hối hả di tản nhà ngoại giao và nhân viên người Afghanistan, Trung Quốc và Nga vẫn tỏ ra khá bình tĩnh. Trung Quốc cho biết, đại sứ quán của họ tại Kabul vẫn sẽ hoạt động và họ đã sơ tán phần lớn công dân Trung Quốc ở Afghanistan từ trước đó.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.