Chạy đua lập khối quân sự khu vực
Những thách thức an ninh mà nhiều khu vực trên thế giới đang đối mặt làm sống lại ý tưởng thành lập các lực lượng quân sự đa quốc gia.
Châu Âu họp gia hạn trừng phạt Nga
Đức và một số nước muốn giới lãnh đạo châu Âu cùng nhất trí trong thỏa thuận chung sẽ không gỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga chừng nào Moskva tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.
Dân Trung Quốc tin chiếm được Senkaku/Điếu Ngư
Niềm tin của người dân Trung Quốc vào sức mạnh quân sự nước này đang cao hơn bao giờ hết. Khảo sát của Trung tâm Perth USAsia trên gần 1.500 người ở Trung Quốc cho thấy 87% tin rằng quân đội Trung Quốc đủ sức chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang kiểm soát.
Indonesia trước ván bài mới
Vì là thành viên nhóm vận động tranh cử và chuyển tiếp chính quyền của Tổng thống Joko Widodo, đồng thời là một trong những người soạn thảo chiến lược “Điểm tựa an ninh biển toàn cầu” của Indonesia nên tuyên bố hôm 04/03 của Tiến sĩ Rizal Sukma, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Indonesia được dư luận quan tâm. Bởi khi phát biểu tại cuộc hội thảo ở Singapore về chính sách ngoại giao và an ninh biển của Indonesia hôm 04/03, Tiến sĩ Rizal Sukma cho rằng, việc bắn chìm tàu vi phạm không thể kéo dài và Jakarta nên đàm phán đa phương về vấn đề này bởi chính sách kể trên có nhiều hạn chế.
Ai đắc lợi trong cuộc khủng hoảng Ukraine?
Cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay đã đẩy mối quan hệ Mỹ - Nga xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời thách thức trật tự an ninh ở châu Âu, đặc biệt là tại hầu hết các quốc gia Đông Âu. Khi thúc đẩy áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moskva và hỗ trợ Kiev, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có vẻ như đã ít nghĩ đến những tác động địa chính trị lâu dài của sự rạn nứt này trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Phương Tây rót tiền cho Ukraine
Phương Tây đẩy mạnh viện trợ cho Kiev sau khi cáo buộc Nga tiếp tục hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền đông Ukraine. Trong diễn biến liên quan, Ban lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua chương trình cho vay kéo dài 4 năm trị giá 17,5 tỉ USD cho Ukraine. Đây là nỗ lực thứ hai của IMF trong chưa đầy một năm nhằm giúp khôi phục nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản của Ukraine.
Ấn Độ đã có kế hoạch trên biển Đông
Trong những năm gần đây, Ấn Độ ngày càng có tiếng nói về cách giải quyết đúng đắn cho năm quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông để hóa giải các bất đồng.
Trung Quốc phản ứng tiêu cực với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh
Trung Quốc hôm 11/03 đã có phản ứng mạnh trước phát biểu mới đây của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh về việc ASEAN bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông. Không chỉ bao biện cho yêu sách phi lý và phi pháp của mình, Bắc Kinh còn có những lời lẽ mang tính chất quy chụp cho cá nhân Tổng thư ký ASEAN - nhà ngoại giao kỳ cựu Lê Lương Minh. Đây được coi là một động thái đi ngược với chuẩn mực ngoại giao quốc tế thông thường của Bắc Kinh.
ASEAN có trách nhiệm quan ngại đối với an ninh khu vực
Ổn định và an ninh tại biển Đông luôn là mối quan tâm hàng đầu của ASEAN. Do đó, ASEAN có nhiệm vụ phải bày tỏ quan ngại, chính kiến của mình mỗi khi an ninh khu vực bị đe dọa.
Philippines sẽ trình thêm nhiều bằng chứng kiện Trung Quốc
Philippines đã hoàn tất phản hồi, bao gồm bản đồ, biểu đồ và nhiều tài liệu, nhằm trả lời những câu hỏi bổ sung từ Tòa trọng tài thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) liên quan đến đơn kiện của Manila chống lại Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 11/03 thông báo.
Trang 653 trong 890Đầu tiên    Trước   648  649  650  651  652  [653]  654  655  656  657  Tiếp   Cuối    
____________________


Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.