Philippines kiện Trung Quốc như thế nào? (Kỳ 1): Phải kiện thôi!
23 Tháng Sáu 2014 6:14 SA GMT+7
Thoạt nghe tin Philippines kiện Trung Quốc, ai “yếu bóng vía” có thể cho rằng Manila sao “hung” quá, hoặc do thân với Mỹ nên chẳng chịu hữu nghị với Trung Quốc...!

 Hải quân Philippines đột kích và kiểm tra các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough - Ảnh: Rappler

Thật ra Manila cũng đã và đang “quan hệ chiến lược” với Bắc Kinh, và việc khởi kiện chỉ là chuyện chẳng đặng đừng.

Ngày 22/01/2013, Philippines gửi đến Trung Quốc một thông báo với nội dung: Cộng hòa Philippines đã khởi động thủ tục tố tụng trọng tài chống lại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhằm giải quyết việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền hàng hải của Philippines ở biển Tây Philippines, cùng tuyên bố khiếu nại vụ việc này.

“Láng giềng quan trọng”!

Vụ cướp giữa ban ngày bãi cạn Scarborough

Sau khi khiêu khích rồi lừa chiếm bãi cạn Scarborough, một viên tướng không quân Trung Quốc tên Zhang Zhaozhong đã vạch ra trên phương tiện truyền thông nước này kế hoạch nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, đặt tên là “chiến lược an ninh cải bắp” gồm nhiều lớp, biến hòn đảo nằm ở 124 dặm về phía tây tỉnh Zambales thành một ngư trường độc quyền cho ngư dân Trung Quốc và tiền đồn áp sát Philippines, nhằm lấn tới các đảo khác trong vùng biển Philippines.

Viên tướng này trả lời trên truyền hình rằng: “Sau khi hất được Philippines ra khỏi “đảo Hoàng Nham” (Scarborough), chúng tôi đã bắt đầu phong tỏa và kiểm soát các khu vực xung quanh đảo Hoàng Nham liên tục cho đến nay. Trong khoảng thời gian hơn một năm kể từ đó, ngư dân Trung Quốc thường xuyên đến đấy trên các tàu lớn, sau đó dùng thuyền nhỏ đến vùng đầm phá đánh cá. Chúng ta cũng đã cho đưa các phao đến vùng nước nông làm phao tiêu. Trong khu vực xung quanh đảo, tàu kiểm ngư và tàu hải giám tuần tra, còn ở vòng ngoài là tàu chiến hải quân. Do đó hòn đảo được bao bọc lớp, lớp như một bắp cải”.

Ba tháng trước khi Philippines khởi kiện, China Daily 20/10/2012 còn chạy tít: “Trung Quốc - Philippines đồng ý duy trì đối thoại”.

Tờ báo Anh ngữ này của Bắc Kinh thuật lại chuyến đi Manila của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phúc Oánh để “nối lại các cuộc tham vấn giữa bộ ngoại giao hai bên bị gián đoạn bởi sự cố nổ ra trên đảo Hoàng Nham hồi tháng 4 trước đó.

China Daily cũng nói thêm rằng việc này nhằm “giải quyết đúng đắn những dị biệt, tránh bất kỳ tác động tiêu cực đến hợp tác song phương”.

Lần tham vấn ngoại giao thứ 18 này, bà Phúc Oánh tiếp tục bài ca“Trung Quốc và Philippines xem nhau như các nước láng giềng quan trọng có chung một lịch sử giao lưu hữu nghị lâu dài”.

Đúng là trong thực tế, đây là hai “láng giềng quan trọng” với 23 cặp”kết nghĩa” giữa các tỉnh, thành của Philippines với các tỉnh thành Trung Quốc, một kỷ lục hữu nghị mà nước khác khó sánh kịp!

“Tham vấn ngoại giao” vừa dứt, China Daily răn đe ngay: “Các chuyên gia cảnh báo rằng quan hệ căng thẳng giữa hai nước sẽ phương hại cả hai bên. Luo Yongkun, một chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc, cho biết Manila đang phát ra một tín hiệu tích cực, song Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trong vấn đề đảo Hoàng Nham (tức Scarborough)”.

Luo Yongkun cũng không quên “hỏi tội” Philippines: “Thực tế Philippines là một trong những đồng minh của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương, và sẽ còn bị ảnh hưởng liên tục bởi sự “xoay trục” của Washington ở khu vực này, là một điều không thể bỏ qua”.

Cuộc tham vấn thứ 18 đó cùng những răn đe ngay sau đó buộc phía Philippines cuối cùng phải nhận ra rằng tham vấn bao nhiêu lần chăng nữa, đàm phán đến đâu, Bắc Kinh vẫn cứ xem dải Panatag (quốc tế gọi là Scarborough) mới lấn chiếm hồi tháng 4 trước đó là “đảo Hoàng Nham” của họ, và xem Manila là “có tội” vì là đồng minh của Mỹ. Các nước khác ngầm hiểu thông điệp của Bắc Kinh: chớ căng với ta, và nhất là chớ thân Mỹ!

Láng giềng lớn nuốt láng giềng bé!

“Không nhượng bộ trong vấn đề đảo Hoàng Nham” tức là thôn tính luôn dải Panatag mà Trung Quốc lấn chiếm trước đó sáu tháng bằng cách xua tám thuyền đánh cá đến đây gây sự hôm 08/04/2012.

Hải quân Philippines, mới nhận được chiến hạm BRP Gregorio del Pilar mua lại của Mỹ, tức tốc phái ngay đến để thực thi pháp luật. Đang kiểm tra chiếc tàu đánh cá đầu tiên với vô số san hô, trai khổng lồ và cá mập sống bị đánh bắt bất hợp pháp, chiến hạm Philippines bị các tàu hải giám số hiệu 75 và 84 cùng bầy tàu cá đi kèm bao vây.

Không thể ra tay được trước các tàu dân sự, vốn là công việc của kiểm ngư hay cảnh sát biển, chiến hạm này vất vả lắm mới thoát khỏi được vòng vây. Thế là dải Panatag biến thành “đảo Hoàng Nham” trong thực tế và trên báo chí cùng các văn bản của Bắc Kinh. Nâng lên là “đảo” đặng sau này dễ tính đó là “đường cơ sở” rồi kéo ra 200 hải lý đòi “đặc quyền kinh tế”, y hệt như vụ giàn khoan Hải Dương 981 lấy đảo Tri Tôn xâm chiếm của VN năm 1974.

“Láng giềng quan trọng” ra lệnh cấm léo hánh trong phạm vi 24km (còn hơn khoảng cách 12 hải lý hải phận thông thường) xung quanh dải Panatag, không cho ngư dân Philippines từ Zambales và Pangasinan đến đây đánh cá như trước. “Láng giềng quan trọng” này cũng dựng lên một rào cản tương tự gần dải Ayungin (còn được gọi là dải Thomas thứ hai), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Uất ức!

Sáu tháng sau vụ chiếm đoạt đó, sang Manila gọi là để “tham vấn”, thứ trưởng Phúc Oánh đã định nghĩa cho Philippines nghe nghĩa vụ “quan hệ láng giềng quan trọng” là gì: “Trung Quốc và Philippines xem nhau như các nước láng giềng quan trọng... Hai bên nhất trí hợp tác với nhau để thực hiện sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước và thúc đẩy trao đổi song phương các cấp trong các lĩnh vực của nền kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, thực thi pháp luật và giao lưu người với người... Cần nỗ lực thực hiện tiếp tục chương trình trao đổi trong “Năm giao lưu thân thiện giữa Trung Quốc và Philippines 2012-2013”, để đẩy mạnh phát triển lành mạnh và ổn định giữa hai nước”.

Chát ơi là chát, mất dải Panatag mà nay còn phải “tiếp tục thực hiện sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước” trong điều kiện “Trung Quốc không nhượng bộ trong vấn đề đảo Hoàng Nham”! Vị đắng của cuộc tham vấn lần thứ 18 đó đã buộc Manila phải soi lại quá trình 17 lần “tham vấn ngoại giao” trước đó kể từ năm 1991.

Thậm chí chỉ sáu tháng trước vụ Scarborough, Tổng thống Benigno Aquino đã viếng thăm Trung Quốc. Một chuyến viếng thăm mà Nhân Dân Nhật Báo 29/08/2011 dự báo sẽ là một cơ hội làm dịu căng thẳng đang tăng do những yêu sách về những hòn đảo trên biển Đông. Vấn đề là ai phải làm gì để “làm dịu căng thẳng”? Nếu không chịu “làm dịu” thì điều gì sẽ xảy ra? Cái thòng lọng “mối quan hệ chiến lược và hợp tác vì hòa bình và phát triển” hàm chứa đe dọa không hợp tác kiểu đó đó, sẽ “không hòa bình” ráng chịu.

Manila cũng đã ráng nén giận mà “tham vấn lần thứ 18”! Song điều kiện o ép “Trung Quốc không nhượng bộ trong vấn đề đảo Hoàng Nham”, tức không còn là “gác tranh chấp, cùng phối hợp phát triển biển” mà là “của ta tất tần tật”, đã vượt quá giới hạn chịu đựng của Manila, buộc Manila tìm đến luật pháp quốc tế.

DANH ĐỨC

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.