Kế hoạch đóng tàu sân bay khổng lồ của Nga
10 Tháng Ba 2015 6:17 SA GMT+7
Nga đang xúc tiến đóng mới một tàu sân bay thuộc hàng lớn nhất thế giới nhưng vẫn có nhiều ý kiến hoài nghi về kế hoạch này.

Đô đốc Kunetsov là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Nga - nb

Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Nga - Ảnh: Defense.gov

Tuần trước, giới chức hải quân Nga tuyên bố nước này đang có những bước đầu tiên để đóng một tàu sân bay mới, sẽ đóng vai trò chủ lực trong các chiến dịch xa bờ của lực lượng tàu chiến nước này cũng như những đợt triển khai không kích nhằm vào những kẻ thù xa xôi. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tỏ ra cứng rắn và quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại - an ninh, đồng thời tỏ rõ quyết tâm thực thi tuyên bố chủ quyền đối với Bắc cực.

Hơn cả tàu Mỹ

“Hải quân sẽ có một tàu sân bay mới đầy hứa hẹn. Các chuyên gia đang làm việc cật lực và tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu của tổng tư lệnh (ý chỉ Tổng thống Vladimir Putin - NV)”, Itar-Tass dẫn lời Tư lệnh hải quân Nga Viktor Chirkov nói trong chuyến thăm Nhà máy Kolomensky Zavod gần thủ đô Moskva, chuyên cung cấp động cơ diesel cho hải quân. Hiện tại nước này chỉ đang duy trì một tàu sân bay đang hoạt động là chiếc Đô đốc Kuznetsov. Với trọng tải 55.000 tấn, tàu này có thể chở đến 38 máy bay chẳng hạn như chiến đấu cơ Su-33.

Chịu trách nhiệm thiết kế tàu sân bay mới là Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov ở thành phố St.Petersburg, theo Đài Zvezda. Đầu tháng 3, đài này đã hé lộ mô hình chiếc tàu mới có phần “khủng” hơn tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, có thể cạnh tranh với lớp Gerald R.Ford mà Washington đang đóng.

Phó tư lệnh hải quân Nga Viktor Bursuk khẳng định đó sẽ là “một tàu chiến linh hoạt được trang bị các máy bay có và không có người lái, cùng những hệ thống robot có thể hoạt động trong mọi môi trường kể cả ngoài không gian”. Các nguồn tin Nga khác thì cho rằng đây sẽ là tàu sân bay duy nhất có thể chở 100 máy bay, gồm các chiến đấu cơ tàng hình T-50, MiG-29K, trực thăng tác chiến chống ngầm... Để so sánh, tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ chở khoảng 90 máy bay. Theo trang tin Chinatopix.com, tàu sân bay mới của Nga có thể được xem là lớn nhất thế giới.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời một số tướng lĩnh cấp cao dự đoán quá trình đóng tàu sẽ mất từ 8 - 10 năm, còn theo Phó tư lệnh Bursuk, con tàu sẽ gia nhập hải quân Nga vào khoảng năm 2030, sau khi hoàn tất mọi thử nghiệm.

Hoài nghi

Trong khi truyền thông Nga hết sức hồ hởi với những thông tin trên thì một số chuyên gia nước ngoài tỏ ra nghi ngờ về triển vọng của dự án. Trong bài phân tích trên tờ The Japan Times, chuyên gia an ninh Mỹ David Axe nhận định kế hoạch trên sẽ không dễ dàng thực hiện vì Nga hiện thiếu tài chính, kỹ năng chuyên môn và năng lực công nghiệp để đóng tàu sân bay. Ông viết: “Trong ít nhất 11 năm qua, Moskva đã cố gắng khôi phục năng lực đóng tàu sân bay nhưng đạt được rất ít tiến bộ. Với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cũng như cấm vận của phương Tây, thách thức sẽ còn lớn hơn nữa”.

Chuyên gia này nêu ra dẫn chứng về 2 thỏa thuận mà ông cho là đã không thành công như mong đợi của Điện Kremlin. Trước hết, vào năm 2004, Nga ký thỏa thuận nâng cấp một tàu sân bay nhỏ thời Liên Xô, chiếc Đô đốc Gorshkov và bán cho Ấn Độ. Moskva muốn nhân dịp này kiểm tra và cải thiện năng lực đóng tàu sân bay để chuẩn bị thay thế chiếc Đô đốc Kuznetsov nếu cần. Nhưng thỏa thuận trị giá khoảng 1 tỉ USD này nhanh chóng trở thành “bi kịch” cho cả 2 nước. Nga đã đánh giá thấp tình trạng thiếu hụt trang thiết bị chuyên dùng tại Nhà máy đóng tàu Sevmash cũng như không lường được việc chi phí tăng gấp đôi do chậm tiến độ. Đến năm 2013, tàu mới được giao cho Ấn Độ và đổi tên thành INS Vikramaditya, trễ 5 năm so với kế hoạch.

Vào năm 2010, Nga ký thỏa thuận mua 2 tàu tấn công đa nhiệm Mistral của Pháp với giá 2 tỉ USD. Các công ty Nga góp sức vào việc đóng tàu và sau đó sẽ được chuyển giao công nghệ để tự đóng. Dù lớp Mistral chỉ có thể chở máy bay trực thăng nhưng giới chức Nga hy vọng quá trình tham gia phát triển tàu sẽ giúp phục hồi khả năng đóng tàu cỡ lớn. Tuy nhiên, thỏa thuận này hiện đã bị ách lại sau các tranh cãi giữa Moskva và phương Tây liên quan đến Ukraine.

Tổng thống Putin hé lộ mật lệnh sáp nhập Crimea

Trong đoạn giới thiệu được công bố ngày 08/03 (giờ địa phương) về bộ phim tài liệu Homeward bound (Về nhà) sắp được Đài Rossiya-1 phát sóng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận cởi mở về chiến lược sáp nhập Crimea vào Nga. Chủ nhân Điện Kremlin nói ông đã họp thâu đêm với các quan chức an ninh cấp cao. “Chúng tôi kết thúc cuộc họp vào khoảng 7 giờ sáng. Khi họp xong, tôi có nói với một trong những cộng sự của mình rằng chúng ta phải bắt đầu giải quyết việc đưa Crimea trở về”, Tổng thống Putin nói.

Bốn ngày sau cuộc họp tháng 02/2014, các binh sĩ không rõ nguồn gốc tiếp quản chính quyền địa phương ở Crimea và các dân biểu nhanh chóng bỏ phiếu lập chính quyền mới. Khu vực này chính thức trở thành một phần của Nga vào ngày 18/03/2014. Cũng trong đoạn giới thiệu, ông Putin khẳng định quân đội Nga đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến vào thành phố Donetsk cứu Tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych do lo ngại ông này có thể bị giết. “Chúng tôi đã sẵn sàng đưa ông ấy ra khỏi Donetsk bằng đường bộ, đường biển hoặc đường không. Các súng máy hạng nặng đã được triển khai ở đó để tránh phải nói quá nhiều”, ông Putin kể. Ông Yanukovych sau đó đã xuất hiện tại thành phố Rostov ở miền nam Nga và đến nay vẫn chưa trở lại Ukraine.

Trùng Quang

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.