Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban?
19 Tháng Tám 2021 7:15 CH GMT+7
Dân trí - Trung Quốc có thể vẫn chưa công nhận chính quyền Taliban, nhưng việc xây dựng quan hệ với lực lượng này có thể giúp Bắc Kinh trong nỗ lực chống khủng bố.

Vài tuần trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan, Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường quan hệ với nhóm chiến binh này bằng cách tiếp một phái đoàn của Taliban, đồng thời coi đây là một lực lượng chính trị và quân sự quan trọng.

Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban? - 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tiếp đón một phái đoàn Taliban ở Thiên Tân vào tháng 7 (Ảnh: SCMP).

Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm với trưởng đoàn đàm phán của Taliban Mullah Abdul Ghani, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng yêu cầu Taliban cắt đứt quan hệ với các tổ chức cực đoan khác, trong đó có Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) - lực lượng bị Bắc Kinh cho là gây ra các cuộc tấn công bạo lực ở khu vực Tân Cương.

Taliban hứa sẽ không sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để âm mưu chống lại Trung Quốc.

Khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 15/8, Bắc Kinh đã hối thúc lực lượng này thực hiện các chính sách tôn giáo ôn hòa và duy trì quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.

Giới quan sát ngoại giao cho rằng mặc dù Bắc Kinh chưa công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan, nhưng Trung Quốc coi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Taliban là yếu tố quan trọng cho các nỗ lực chống khủng bố của họ trong khu vực.

Theo SCMP, cuộc tiến công "nhanh như chớp" của Taliban tại Afghanistan khiến Bắc Kinh lo ngại rằng, tình hình hỗn loạn có thể tràn qua biên giới đến khu vực Tân Cương. Bắc Kinh vẫn hoài nghi về việc liệu Taliban có giữ lời hứa cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố hay không.

Ngay cả khi Taliban tin rằng tính hợp pháp của lực lượng này đã được nâng cao nhờ cuộc gặp với Trung Quốc, giới phân tích nhận định Taliban vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc chấp nhận các yêu cầu từ phía Trung Quốc về việc cắt đứt quan hệ với ETIM.

Lời hứa của Taliban

Yang Shu, chuyên gia về Trung Á tại Đại học Lan Châu, cho biết các nhóm như al-Qaeda, tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) và ETIM vẫn hoạt động ở Afghanistan.

Trung Quốc liệu có thể tin vào lời hứa của Taliban? - 2

Các tay súng Taliban tập trung ăn mừng thỏa thuận hòa bình được ký kết giữa Mỹ và Taliban ở tỉnh Laghman, Afghanistan vào tháng 3/2020 (Ảnh: Getty).

"Đây không phải là lần đầu tiên Taliban đưa ra lời hứa như vậy. Năm ngoái họ đã đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố, nhưng họ đã không giữ lời", chuyên gia Shu cho biết.

Năm 2020, Taliban từng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, trong đó nhóm này cam kết cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố, bao gồm al-Qaeda, và ngăn chặn các mối đe dọa đối với lợi ích an ninh của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan.

Edmund Fitton-Brown, điều phối viên của hội đồng Liên Hợp Quốc theo dõi Taliban và các nhóm khủng bố ở Afghanistan, hồi tháng 2 cho biết mặc dù đã cam kết ngừng hợp tác với các nhóm khủng bố, song lực lượng Taliban ở Afghanistan vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với al-Qaeda, cho phép al-Qaeda tiến hành huấn luyện ở Afghanistan và triển khai các máy bay chiến đấu cùng với lực lượng Taliban.

"Do vậy, tôi không nghĩ Taliban sẽ giữ lời hứa với Trung Quốc. Taliban có thể làm điều gì đó để xoa dịu Trung Quốc, bằng cách không liên kết chặt chẽ với các nhóm khủng bố này, nhưng tôi không nghĩ Taliban sẽ thực hiện đầy đủ các lời hứa của mình", chuyên gia Yang nói thêm.

Chuyên gia Yang cho rằng Taliban có thể trục xuất một số thành viên ETIM khỏi Afghanistan, nhưng việc cắt đứt quan hệ với các nhóm như vậy sẽ rất khó khăn và các nhóm này có thể tìm cách trả thù.

Theo Reuters, giới quan sát ngoại giao cho biết liên lạc giữa Trung Quốc và Taliban đã diễn ra trong nhiều năm, đôi khi ở cấp độ thấp.

Pan Guang, chuyên gia về khu vực Trung Á tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói rằng Bắc Kinh có liên hệ với Taliban ngay cả trước khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 ở Mỹ, gặp gỡ thủ lĩnh Taliban lúc đó là Mohammed Omar ở Afghanistan. Các liên lạc đã tạm dừng sau ngày 11/9, nhưng được nối lại trong những năm gần đây.

Ông Pan cho biết việc Bắc Kinh tiếp đón một phái đoàn Taliban khi Mỹ đang rút quân khỏi Afghanistan có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc đóng vai trò trong việc tái thiết Afghanistan.

Kể từ ngày 15/8, Taliban đã khẳng định rằng sự trở lại nắm quyền của lực lượng này sẽ khác với giai đoạn cách đây 20 năm. Trước khi Mỹ dẫn đầu lực lượng quốc tế đưa quân vào Afghanistan, Taliban là lực lượng điều hành đất nước.

Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, cho biết hôm 16/8 rằng các quyền của phụ nữ sẽ được bảo đảm và Taliban muốn duy trì quan hệ hòa bình với các quốc gia khác.

"Tôi muốn đảm bảo với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, rằng không ai sẽ bị tổn hại. Chúng tôi không muốn có bất kỳ kẻ thù bên trong hoặc bên ngoài nào", Mujahid nói.

Zhang Jiadong, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết rất khó để dự đoán Taliban sẽ cầm quyền ở Afghanistan như thế nào.

"Ít ra thì có vẻ như không có khả năng xảy ra một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài mới có thể biết được Taliban sẽ nắm quyền như thế nào", ông Zhang nói.

"Taliban cần phải đưa ra những lời hứa hẹn như vậy để được thế giới công nhận và đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Họ đang gửi đi những thông điệp lạc quan, nhưng đó chỉ là những lời hứa suông và Trung Quốc nên tin tưởng hoàn toàn, nếu không sẽ biến chúng ta trở thành những kẻ ngây thơ", chuyên gia Zhang nhận định.

Li Shaoxian, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Ả Rập tại Đại học Ninh Hạ, cho biết tương lai trước mắt của Afghanistan vẫn còn đáng lo ngại.

"Taliban phải đối mặt với những thách thức rất nghiêm trọng. Chúng tôi hy vọng nội bộ Afghanistan có thể đạt được sự hòa giải toàn diện vì lợi ích của việc phát triển ổn định. Đồng thời, chúng tôi lo ngại Afghanistan sẽ trở thành đấu trường của những phần tử khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo", chuyên gia Li cho biết.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.