60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Những cuộc gặp nghĩa tình
Monday, October 18, 2021 7:24 PM GMT+7
TP - Hơn 4 năm trước, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, báo Tiền Phong đã tổ chức các hoạt động tri ân về chiến công của tàu C235 huyền thoại, trong đó có mời những cựu chiến binh (CCB) còn sống cùng thân nhân các liệt sĩ (LS) của con tàu này tham gia chương trình. Việc mời tham gia chương trình trên của báo với mong muốn kết nối để có sự gặp gỡ đầy đủ hơn giữa những CCB tàu C235 và thân nhân LS của con tàu.

Khát khao gặp gỡ

Ngày đó, người viết bài này được Ban Biên tập báo giao nhiệm vụ mời các CCB tàu C235 và thân nhân các LS của tàu tham gia chương trình trên. Qua giới thiệu của một cộng tác viên, tôi gặp được chị Doãn Thị Thu, con gái LS Doãn Quang Ruyện, năm xưa là chiến sĩ báo vụ tàu C235. Nói chuyện với chị Thu, tôi thấy chị biết khá rõ về một số thân nhân LS và các CCB của tàu C235.

Bên bức ảnh tàu C235 treo tại nhà, CCB Lê Duy Mai kể cho chị Doãn Thị Thu về trận chiến đấu dũng cảm năm xưa của các đồng đội. Ảnh: Kiến Nghĩa

Bên bức ảnh tàu C235 treo tại nhà, CCB Lê Duy Mai kể cho chị Doãn Thị Thu về trận chiến đấu dũng cảm năm xưa của các đồng đội. Ảnh: Kiến Nghĩa

Chia sẻ về chuyện này, chị Doãn Thị Thu cho biết, sau khi biết bố hy sinh tại Hòn Hèo (xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), năm 2006 chị đã đến đây để thắp hương cho bố. Từ đó, chị thường xuyên để ý đến những thông tin về tàu C235, về các đồng đội của bố năm xưa còn sống và thân nhân LS của con tàu.

Một lần đọc báo, chị thấy có bài viết nói về ông Lê Duy Mai, một trong 5 thủy thủ tàu C235 đã thoát khỏi sự truy bắt của địch trong trận chiến ngày 1/3/1968. Dựa theo địa chỉ trong bài báo, chị Thu viết thư cho ông Mai và được hồi âm.

“Từ đó tôi và bác Mai thường xuyên viết thư cho nhau. Qua thư, tôi biết cha tôi làm báo vụ trên tàu C235 và là người đã giới thiệu bác Mai vào đảng”- chị Thu chia sẻ. Rồi chị cho biết, năm 2012, chị lần đầu được gặp đồng đội của bố khi ông Mai lên Hà Nội để tham dự lễ kỷ niệm 51 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Do biết Thu đang ở Hà Nội nên ông Mai nhắn chị tới để gặp.

“Hôm đó, lần đầu thấy bác Mai, tôi cứ ngỡ như được gặp bố, chỉ muốn gọi bố mà xúc động không nói nên lời. Khi đó, trong hội trường còn khá đông người, nhưng tôi cứ nắm tay bác Mai mà khóc như đứa trẻ. Năm 2013, tôi mời bác Mai về quê dự giỗ của bố. Từ đó tình cảm hai bác cháu thêm gắn bó”- chị Thu cho biết.

Một lần khác, cũng qua đọc báo, chị Thu thấy có bài báo nói về vợ chồng ông Nguyễn Bá Cường và bà Phạm Thị Hường, hai người năm xưa từng làm nhiệm vụ tại bến Hòn Hèo và Trạm xá Hòn Hèo. Hiện nay, vợ chồng bà Hường sống tại quê nhà, luôn giúp đỡ thân nhân các LS mỗi khi họ tới Hòn Hèo để thăm viếng các LS tàu C235. Chị Thu cũng kết nối được với vợ chồng bà Hường, sau đó thường xuyên gọi điện để hỏi thăm.

Năm 2016, ông Cường gọi điện báo cho chị Thu biết, sắp tới kỷ niệm 55 năm đường Hồ Chí Minh trên biển, giấy mời chị tham gia đã có, nhưng gửi ra sợ muộn nên báo để biết. Đợt này cũng sẽ khánh thành bia tưởng niệm các LS tàu C235. “Được tin, tôi đã thu xếp để đi.

Hôm đó, khi ra sân bay đã thấy chú Cường đến đón rồi đưa về nhà chú nghỉ để hôm sau tới Hòn Hèo dự lễ kỷ niệm”- chị Thu kể. Rồi chị cho biết thêm, hôm đó sau khi nói chuyện, ông Cường còn đưa chị số điện thoại của Ngô Thị Hải Yến, con gái LS Ngô Văn Thứ, thành viên tàu C235. Ông Cường cho biết, Hải Yến đã ba lần đến Hòn Hèo, lần đến gần nhất từng nghỉ lại nhà ông. Ông Cường gợi ý, nếu các thân nhân LS quen biết nhau, để có dịp thu xếp cùng vào Hòn Hèo thăm viếng sẽ thấy ấm áp hơn.

60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Những cuộc gặp nghĩa tình ảnh 1

Các CCB và thân nhân liệt sĩ tàu C235 gặp gỡ tại Khu di tích Quốc gia Hòn Hèo. Ảnh: Kiến Nghĩa

Trước khi có gợi ý trên, chị Thu cũng từng nghĩ đến việc tìm cách liên lạc với thân nhân các LS tàu C235 để quen biết nhau. Nay thêm gợi ý của ông Cường, chị Thu quyết đợt này về sẽ thực hiện ngay. Thấy trong danh sách LS tàu C235 có LS Đào Quang Ty, cùng quê Thái Bình với mình, chị Thu đã đến xã Thụy Xuân (huyện Thái Thụy) để hỏi nhưng không ai biết LS Ty.

Sau đó, chị đến UBND xã Thụy Xuân đặt vấn đề, được cán bộ có trách nhiệm ở đây tra danh sách và cho biết trước khi hy sinh LS Ty chưa lập gia đình, việc thờ cúng LS Ty hiện do cháu ruột là Đào Quang Tú đảm nhiệm.

Khi chị Thu tới nhà, mẹ anh Tú khóc, cho biết trước đây khi chồng còn sống, ông đã hai lần đến nghĩa trang huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) để tìm mộ em, nhưng không có kết quả. Nay biết nơi chú ruột hy sinh, anh Đào Quang Tú rất mừng, sẵn sàng sẽ đến Hòn Hèo ngay khi được chị Thu thông báo.

“Hôm đó, lần đầu thấy bác Mai, tôi cứ ngỡ như được gặp bố, chỉ muốn gọi bố mà xúc động không nói nên lời. Khi đó, trong hội trường còn khá đông người, nhưng tôi cứ nắm tay bác Mai mà khóc như đứa trẻ.

Chị Doãn Thị Thu

Sau đó, bằng những hình thức liên lạc khác nhau, Doãn Thị Thu đã kết nối được với các thân nhân LS khác của tàu C235 như ông Trần Thọ Nghị (anh ruột LS Trần Thọ Thuyết ở Can Lộc, Hà Tĩnh), chị Trần Thị Nhung (con LS Trần Lộc, trú tại Đức Thọ, Hà Tĩnh), chị Ngô Thị Hải Yến (con gái LS Ngô Văn Thứ, trú tại Kim Thành, Hải Dương)…

Họ đều đồng ý có dịp sẽ đi cùng nhau tới thăm viếng các LS tại Hòn Hèo. “Tôi vừa liên hệ với các thân nhân nói trên chưa lâu thì được báo Tiền Phong mời tham dự chương trình, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ, điều này thật đáng quý và ý nghĩa”- chị Thu bày tỏ.

Mong ngày gặp mặt

Dạo đó, tôi đã cùng chị Doãn Thị Thu về nhà ông Lê Duy Mai tại Thanh Hóa để mời ông tham gia chương trình của báo. Ông Mai cho biết, năm 1968, khi rời Hòn Hèo ra miền Bắc, sau đó ông và 4 đồng đội tàu C235 về những đơn vị khác nhau nên sau nhiều năm chưa có cơ hội gặp lại. Đến năm 2008, một đơn vị đã tổ chức cho các CCB của đoàn tàu không số cả nước thăm lại một số nơi của chiến trường xưa, ông mới gặp lại đồng đội C235 Nguyễn Hồng Phong. Cả hai xúc động, nghẹn ngào không nói nên lời.

Sau đó, CCB Lê Duy Mai có dịp đến Hòn Hèo để thắp hương viếng những đồng đội đã hy sinh, rồi đến gặp những người đã chăm sóc mình cùng các đồng đội năm xưa như vợ chồng ông Nguyễn Bá Cường và bà Phạm Thị Hường. “Năm 2011, trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp nhân kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển, tôi mới có dịp gặp đầy đủ các đồng đội năm xưa sau 43 năm xa nhau”.

Nghe vậy, chị Thu cho biết Chương trình cầu truyền hình năm đó chị cũng được xem. Đây là lần đầu tiên chị nhìn thấy các đồng đội C235 của bố, nhưng ngoài CCB Lê Duy Mai, chị chưa được gặp các chú bác còn lại. Được biết các CCB tàu C235 đều nhận lời tham dự chương trình của báo Tiền Phong, không riêng chị Thu, mà tất cả thân nhân LS khác tham dự chương trình lần này đều rất mừng.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.