Chuyên gia Nga nói gì về vụ tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm vào vật thể bí ẩn ở Biển Đông
09 Tháng Mười 2021 8:25 CH GMT+7
Theo thông cáo báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm USS Connecticut (SSN 22) của Hải quân Mỹ đã va chạm với một vật thể không xác định khi đang lặn sâu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

RIA đưa tin, hôm 8/10, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Connecticut của Mỹ đã đâm vào một vật thể dưới nước ở Biển Đông vào ngày 2/10.

Chuyên gia Nga nói gì về vụ tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm vào vật thể bí ẩn ở Biển Đông

 

Hiện vẫn chưa rõ tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf của Mỹ va chạm vào vật thể gì. (Ảnh: US Navy)

Các quan chức quốc phòng cho biết, 11 thủy thủ trên tàu USS Connecticut bị thương, trong đó khoảng 9 người bị thương nhẹ. Các thủy thủ này đều đã được chữa trị trên tàu ngầm. Theo thông báo từ Hạm đội Thái Bình Dương, không binh sĩ nào gặp thương tích nguy hiểm đến tính mạng.

Phía Hải quân Mỹ không nói rõ vụ việc diễn ra ở Biển Đông, mà chỉ nói rằng tai nạn xảy ra trong vùng biển quốc tế thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thông báo cũng cho biết tàu ngầm vẫn trong tình trạng ổn định và an toàn. Bộ phận hạt nhân trên tàu ngầm không bị ảnh hưởng và hoạt động bình thường. Theo ghi nhận, vụ va chạm xảy ra không phải với một tàu ngầm khác.

Cùng ngày, CNN dẫn thông báo từ Hải quân cho hay, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Hải quân Mỹ bị hư hỏng đã đến một căn cứ ở Guam.

Chuyên gia Nga bình luận gì?

Đánh giá về sự cố của tàu ngầm hạt nhân Mỹ, Đô đốc Vladimir Valuev, cựu chỉ huy Hạm đội Baltic (2001-2006) cho biết, nguyên nhân của vụ va chạm rất có thể là một cơ sở công nghiệp khoan dầu mới được lắp đặt gần đây hoặc vẫn đang được xây dựng.

Ông Valuev nhấn mạnh rằng, SSN 22 thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Hải quân Mỹ do đó có vẻ như thiết bị định vị của nó bị hỏng và nó đã va vào một bãi đá ngầm hoặc tảng đá ngầm dưới đáy biển.

“Chuyện xảy ra va chạm với các tàu ngầm khác là có thể, nhưng trong trường hợp này, nếu tính đến thương tích của các thuyền viên thì 2 tàu ngầm đã phải nổi lên để kiểm tra thiệt hại. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra”, cựu Đô đốc bình luận.

Ngoài ra, theo ông Valuev, rất khó để tưởng tượng rằng một tàu ngầm lớp Seawolf hiện đại lại không nhận thấy sự tiếp cận của một tàu ngầm khác.

Trên sóng đài Sputnik, chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin, thuyền trưởng hạng 3 quân dự bị đã nêu ra những lý do có thể có của vụ việc.

“Tàu ngầm, tàu chiến trên biển, cũng như ô tô trên đường cao tốc, đôi khi va chạm với các vật thể. Nếu nói về Biển Đông, việc vận chuyển hàng hóa của tàu thuyền khá nhộn nhịp. Sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc, một số loại hệ thống không người lái dưới nước là một tình huống rất thực tế có thể dẫn đến sự cố trên biển. Có thể có một lỗi điều hướng, khiến thủy thủ đoàn không kịp ứng phó và va phải đá ngầm. Điều gì cũng có thể xảy ra, đặc biệt là ở những vùng nước không đủ sâu”, ông Litovkin nói.

Bên cạnh đó, ông Litovkin cũng giải thích về việc “khan hiếm” thông tin của vụ việc lần này. “Mọi sự cố xảy ra với tàu ngầm thường luôn được giấu kín, vì phạm vi hoạt động của tàu ngầm có thể nằm trong lãnh hải của một quốc gia nào đó. Toàn bộ nguyên tắc vận hành hạm đội tàu ngầm được xây dựng dựa trên điều này: ‘tàu ngầm phải bí mật khi đi nơi nào đó và hoàn thành nhiệm vụ’. Trước đây, Hải quân Nga thường xuyên phát hiện các tàu ngầm Mỹ cố gắng đi vào lãnh hải của chúng tôi. Do bây giờ không có chiến tranh nên vũ khí không được sử dụng để chống lại tàu ngầm, bạn chỉ có thể cảnh báo khiến cho họ rời đi”, chuyên gia quân sự Nga bình luận.

USS Connecticut là một trong 3 tàu ngầm thuộc lớp Seawolf được hải quân Mỹ chính thức phân loại là các tàu ngầm tấn công. Cùng với các tàu chị em USS Seawolf và USS Jimmy Carter, bộ 3 này được xem là đại diện cho năng lực tấn công của tàu ngầm Mỹ dưới lòng đại dương và chuyên nhận nhiệm vụ tác chiến đặc biệt của hải quân Mỹ.

Từ năm 1983, thời điểm Chiến tranh Lạnh vẫn đang xảy ra, nhà thầu quân sự General Dynamics Electric Boat đã bắt đầu thiết kế tàu ngầm lớp Seawolf cho hải quân Mỹ để “kế nhiệm” tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles. Mỗi chiếc này có chi phí khoảng 3,1 tỉ USD từ năm 1983, tương đương 8,5 tỉ USD vào năm 2021. Chúng được xem là tàu ngầm tấn công đắt đỏ nhất từng được thiết kế.

Ban đầu Mỹ có kế hoạch sẽ mua 29 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Seawolf, nhưng do chi phí đắt đỏ và sự sụp đổ của Liên Xô khiến họ cắt bớt ngân sách quân sự, nên cuối cùng chỉ 3 chiếc được đưa vào biên chế.

USS Connecticut dài 108 m, rộng hơn 12 m và có trọng tải 9.284 tấn dưới lòng nước. Nhờ chạy bằng lò phản ứng hạt nhân, tàu ngầm này có thể di chuyển với tốc độ trên 25 hải lý mỗi giờ (46,3 km/h).

Theo vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.