Trung Quốc thử thiết bị giám sát dưới đáy Biển Đông
12 Tháng Mười 2021 7:25 CH GMT+7
Kỹ sư Trung Quốc thử thiết bị nặng 1,4 tấn ở Biển Đông, có thể tăng khả năng phát hiện sóng nội, vốn là mối đe dọa với tàu ngầm.

Trong bài viết đăng trên tạp chí Earth Science Frontiers của Trung Quốc ngày 9/10, các chuyên gia tại Đại học Hải dương Trung Quốc cho biết thiết bị cảm biến này có thể hoạt động dưới đáy biển suốt nhiều tuần và nổi lên khi nhận lệnh của tàu mẹ.

Kỹ thuật viên và chuyên gia Trung Quốc chuẩn bị đưa thiết bị giám sát xuống một địa điểm ở Biển Đông trong cuộc thử nghiệm năm 2020. Ảnh: Earth Science Frontiers.

Kỹ thuật viên và chuyên gia Trung Quốc chuẩn bị đưa thiết bị giám sát xuống một địa điểm ở Biển Đông trong cuộc thử nghiệm năm 2020. Ảnh: Earth Science Frontiers.

"Các cảm biến sẽ thu thập một lượng lớn dữ liệu giám sát tại chỗ, vốn rất cần thiết để khám phá thêm cơ chế sóng nội trong lòng biển", giáo sư Jia Yonggang và các đồng nghiệp cho biết trong bài báo.

Sóng nội là các dòng chảy ngầm xuất hiện dưới lòng biển do chênh lệch khối lượng riêng giữa các vùng nước biển khác nhau, tùy thuộc vào nhiệt độ hay độ mặn. Sóng nội hình thành từng đợt cuộn xuống đáy theo chiều thẳng đứng với biên độ lớn, có thể cuốn tàu ngầm đang lặn xuống phía dưới.

Một số cơn sóng nội có thể kéo dài hơn 100 km và lôi tàu ngầm xuống độ sâu có thể khiến con tàu bị ép nát, một số nghiên cứu cho biết.

Các chuyên gia Trung Quốc nhận định những cơn sóng nội đe dọa trực tiếp tới hoạt động của hải quân nước này ở Biển Đông, thậm chí làm thay đổi địa hình đáy biển. Trung Quốc xây dựng một trong những mạng lưới giám sát đại dương lớn nhất thế giới ở Biển Đông, song các phao nổi của hệ thống này có thể bị hỏng theo thời gian.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Jin cho biết thiết bị mới có thể hoạt động dưới đáy biển trong nhiều tuần, phát hiện thông tin sớm hơn ở phạm vi lớn hơn. Dữ liệu được thiết bị này thu thập sẽ giúp họ xây dựng mô hình chính xác hơn để dự đoán sự hình thành, lan truyền và sức mạnh của sóng nội tại Biển Đông.

Trong bài báo, nhóm nghiên cứu cho biết họ tổ chức hai cuộc thử nghiệm thiết bị giám sát ở Biển Đông vào năm 2020 ở độ sâu khoảng 600 và 1.400 m. Một sự cố rò rỉ khiến một bộ pin của thiết bị giám sát bị hỏng, song nhóm nghiên cứu vẫn thu thập đủ dữ liệu.

Thành phần chính của thiết bị giám sát là một bộ đo âm học Doppler do Teledyne RD Instruments của Mỹ sản xuất. Teledyne RD Instruments cũng cung cấp hệ thống tương tự cho hải quân Mỹ.

Hệ thống giám sát của Trung Quốc còn dùng phao thủy tinh của Teledyne Benthos, một nhà thầu quốc phòng khác của Mỹ, các linh kiện khác mua từ Đức, Na Uy và Canada. Trung Quốc sản xuất duy nhất một thiết bị giám sát loại này, hệ thống được lắp ráp tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

Sóng nội được cho là nguyên nhân khiến tàu ngầm KRI Nanggala của Indonesia chìm hồi tháng 4 ở vùng biển phía bắc đảo Bali, khiến hơn 50 người thiệt mạng. Ảnh vệ tinh cho thấy khu vực xảy ra tai nạn thường xảy ra hiện tượng sóng nội.

Tàu chiến, tàu khảo sát nhiều nước gần đây tăng cường các hoạt động ở Biển Đông, gây lo ngại về nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Hải quân Mỹ tuần trước cho hay tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của họ va phải vật thể lạ ở Biển Đông, khiến con tàu bị hỏng phần mũi và phải về Guam để kiểm tra.

Theo vnexpress.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.