Nga mất "át chủ bài" để ép châu Âu nhượng bộ về Ukraine
Tuesday, January 17, 2023 6:34 PM GMT+7
(Dân trí) - Mùa đông ấm bất thường được cho là đã khiến "lá bài năng lượng" của Nga nhằm ép châu Âu nhượng bộ trong vấn đề Ukraine mất dần sức nặng.

Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, một câu hỏi đã khiến các chính phủ châu Âu phải đau đầu hơn bất kỳ câu hỏi nào khác là: Điều gì xảy ra nếu Moscow cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt?

Nga mất át chủ bài để ép châu Âu nhượng bộ về Ukraine - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).

Mối đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho các nước châu Âu là "con át chủ bài" mà Nga có thể sử dụng nếu cuộc xung đột kéo dài suốt mùa đông.

Công dân từ các quốc gia không trực tiếp tham chiến với Nga có thể đang thắc mắc tại sao họ phải hy sinh sinh kế vì Ukraine. Một số ý kiến cho rằng lãnh đạo các quốc gia có thể tìm cách nới lỏng trừng phạt hoặc chấp nhận hòa giải kèm theo các điều kiện có lợi cho Moscow.

Keir Giles, chuyên gia tư vấn cấp cao tại cơ quan tư vấn Chatham House (Anh), giải thích: "Người Nga lâu nay vẫn cho rằng một trong những tài sản tốt nhất của họ trong cuộc xung đột là mùa đông. Trong trường hợp này, Nga đã tìm cách tận dụng mùa đông để tăng cường sức mạnh của một công cụ khác: đó là vũ khí năng lượng. Nga đang tính đến việc khiến châu Âu bị đóng băng hoàn toàn".

Tuy nhiên, Tây và Trung Âu lại trải qua một mùa đông dễ chịu ngoài tưởng tượng. Cùng với nỗ lực giảm tiêu thụ khí đốt, điều này vô hiệu hóa một trong những "át chủ bài" của Nga.

Năm 2023, các chính phủ châu Âu có cơ hội giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga trước khi một mùa đông nữa đến. Nếu thành công trong việc này, nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mặt trận thống nhất của phương Tây khi cuộc xung đột kéo dài.

Châu Âu có thêm thời gian ứng phó

Adam Bell, cựu quan chức năng lượng của chính phủ Vương quốc Anh, nói rằng, mùa đông ấm áp vừa qua cho châu Âu thêm một năm để ứng phó với khủng hoảng năng lượng. Tháng 12 và tháng 1 lạnh hơn sẽ ngốn rất nhiều dự trữ khí đốt của châu Âu và điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt.

Nga mất át chủ bài để ép châu Âu nhượng bộ về Ukraine - 2

Châu Âu tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga (Ảnh minh họa: Getty).

Tuy nhiên, ông cảnh báo, chỉ tích trữ khí đốt thôi là chưa đủ. "Nhiều công việc khác cần phải làm một cách hiệu quả. Các hộ gia đình và doanh nghiệp cần các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn thông qua việc cách nhiệt. Các công ty cần đưa quy trình sản xuất bớt phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên", ông nói.

Giới phê bình cho rằng, các chính phủ châu Âu tập trung quá nhiều vào việc kiểm soát giá khí đốt trước mắt, thay vì đầu tư vào các biện pháp dài hạn như cải thiện hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo.

Theo Milan Elkerbout, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu, việc cố giữ cho khí đốt rẻ hơn sẽ làm mất động lực để mọi người giảm mức tiêu thụ tổng thể.

"Các chính trị gia có xu hướng coi hiệu quả năng lượng là một dự án dài hạn. Điều này một phần là do sự thiếu hụt các vật liệu như vật liệu cách nhiệt và thiếu công nhân lành nghề. Song, thực hiện từng biện pháp nhỏ trong thời gian ngắn cũng có thể góp phần tạo ra sự thay đổi lớn về tổng thể trong tiêu thụ", ông Elkerbout cho biết thêm.

Trong trung hạn, châu Âu có cơ hội thay đổi một phần thói quen tiêu thụ năng lượng. John Springford, phó giám đốc tại Trung tâm Cải cách Châu Âu cho biết: "Các chính phủ có thể làm nhiều hơn nữa để khuyến khích và tăng tốc độ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Sẽ là một hành động khôn ngoan nếu các chính phủ xây dựng kho lưu trữ khí tự nhiên lỏng (LNG). Việc này có thể diễn ra khá nhanh và trực tiếp làm giảm nhu cầu về khí đốt của Nga".

Tuy nhiên, việc các nước châu Âu có tận dụng cơ hội ngắn ngủi này để củng cố an ninh năng lượng của họ hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Ông Giles nói: "Tây Âu đã không chịu lắng nghe lời cảnh báo về ý định của Nga, mà vẫn cho rằng năng lượng đắt đỏ hơn là cái giá phải trả để đổi lấy việc không dễ bị tổn thương trước áp lực của Nga".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi tháng 12 cho biết, nhu cầu toàn cầu về than đá, loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất, cao kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga - Ukraine gây ra. Chỉ một năm sau khi các quốc gia đồng ý giảm dần việc sử dụng than tại hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow, châu Âu đang hồi sinh một số nhà máy điện than đã đóng cửa gần đây. Tuy nhiên, cũng theo IEA, tiêu thụ than tăng tương đối khiêm tốn ở hầu hết nước châu Âu.

Trước đây, các quốc gia châu Âu miễn cưỡng thống nhất chính sách và thị trường năng lượng của họ. Ngay cả khi họ thống nhất được, việc quản lý tập trung cũng vô cùng khó khăn vì các quốc gia riêng lẻ chắc chắn sẽ cạnh tranh để giành nguồn lực và trợ cấp tài chính.

Dù thế nào, nếu không hành động ngay bây giờ, châu Âu có thể sẽ rơi vào thảm họa trong mùa đông tới. Một cuộc khủng hoảng năng lượng nữa sẽ mang lại cho Nga nhiều ưu thế hơn.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.